Facebook Comments
Quy trình hoạt động của hệ thống làm lạnh công nghiệp
Dưới dây là Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho bảo quản dùng trong bảo quả đá được sản xuất ra từ máy làm đá viên USApec của Việt An tương đối đa dạng. Có hai dạng phổ biến hay sử dụng là giải nhiệt bằng gió (dàn ngưng) và giải nhiệt bằng nước (bình ngưng). Hình sau giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh thường sử dụng cho các kho lạnh bảo quản trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản hoặc các đơn vị cung cấp máy sản xuất đá viên. Mô hình hệ thống làm lạnh công nghiệp có tại công ty chuyển sản xuất máy làm đá viên Việt An.
Trước kia người ta hay sử dụng kiểu giải nhiệt bằng gió, tuy nhiên qua thực tế sử dụng, nhận thấy những ngày mùa hè nóng nực hiệu quả giải nhiệt kém, nhiều hệ thống áp suất ngưng tụ khá cao, thậm chí rơ le áp suất cao ngắt không hoạt động được. Ví dụ ở Đà Nẵng, mùa hè nhiều ngày đạt 38oC, khi sử dụng dàn ngưng giải nhiệt bằng gió, thì nhiệt độ ngưng tụ có thể đạt 48oC, nếu kho sử dụng R22, áp suất tương ứng là 18,543 bar. Với áp suất đó rơ le áp suất cao HP sẽ ngắt dừng máy, điều này rất nguy hiểm, sản phẩm có thể bị hư hỏng. Áp suất đặt của rơ le HP thường là 18,5 kG/cm2. Vì vậy, hiện nay người ta thường sử dụng bình ngưng trong các hệ thống lạnh của kho lạnh bảo quản. Xét về kinh tế giải pháp sử dụng bình ngưng theo kinh nghiệm chúng tôi vẫn rẻ và có thể dễ dàng chế tạo hơn so với dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí. Hệ thống làm lạnh công nghiệp
Điểm đặc biệt trong sơ đồ nguyên lý này là bình ngưng kiêm luôn chứac năng bình chứa cao áp. Đối với bình ngưng kiểu này, các ống trao đổi nhiệt chỉ bố trí ở phần trên của bình. Với việc sử dụng bình ngưng – bình chứa, hệ thống đơn giản, gọn hơn và giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, nhiệt độ lỏng trong bình thường lớn hơn so với hệ thống có bình chứa riêng, nên áp suất ngưng tụ cao và hiệu quả làm lạnh có giảm.