Giới thiệu môi chất làm lạnh (Refrigerant)

Việt An giới thiệu môi chất làm lạnh (Refrigerant) được sử dụng trong máy làm đá viên do công ty chúng tôi tự sản xuất và lắp đặt.

Môi chất làm lạnh (Refrigerant) hay còn đợc gọi là gas lạnh là gì?

Môi chất làm lạnh (Gas lạnh) có tên tiếng anh là Refrigerant. Môi chất làm lạnh là một hợp chất hỗn hợp (bao gồm Chlorofluorocarbon), thường là chất lỏng được sử dụng trong một máy bơm nhiệt và chu trình làm lạnh. Môi chất lạnh có nhiệm vụ hấp thu nhiệt của buồng lạnh ở nhiệt độ và áp suất thấp sau đó tỏa nhiệt ra môi trường ở nhiệt độ và áp suất cao.

Môi chất lạnh (gas lạnh) cần đạt được những yêu cầu gì để có thể được sử dụng

Vì môi chất làm lạnh là chất tuần hoàn trong hệ thống làm lạnh. Có nhiệm vụ hấp thụ nhiện của buồng lạnh ở nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó tỏa nhiệt ra môi trường ở nhiệt độ, áp suất cao. Nên môi chất lạnh cần đạt được những yêu cầu sau:
  • Môi chất làm lạnh phải không độc hại với cơ thể sống
  • Không gây cháy, gây nổ
  • Môi chất lạnh không gây han rỉ vật liệu chế tạo máy
  • Dễ quan sát để có thể phát hiện rò rỉ và vị trí rò rỉ
  • Môi chất làm lạnh phải có nhiệt độ đóng băng thấp
  • Gas lạnh phải có độ bền vững hóa học cao, không được dễ phân hủy
  • Phải phù hợp với dầu bôi trơn để có thể bôi trơn các chi tiết chuyển động
  • Để có thể đạt được hiệu suất máy nén cao thì môi chất làm lạnh có tỉ số nén càng thấp càng tốt
  • Gas lạnh phải thân thiện với môi trường.

Những đặc điểm của môi chất làm lạnh cần biết

Một số các loại môi chất làm lạnh thường được sử dụng Môi chất làm lạnh R11, R12, R13, R22, R134A, R502. Đó chính là những môi chất lạnh được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ảnh hưởng của môi chất lạnh tới môi trường Hiện nay vẫn còn rất nhiều loại Gas lạnh gây tác hại nghiêm trọng với môi trường thiên nhiên. Phá hủy tầng Ozon, lá chắn bảo vệ trái đất khỏi các tia tử ngoại làm nóng trái đất, gây lên hiện tượng quang hóa. Các nhà khoa học đã chứng minh những môi chất lạnh có chứa clo có tác động phá hủy tầng ozon mạnh. Đại diện phải nói đến ở đây đó chính là môi chất làm lạnh R12, R11, R13, R115 ( thành phần của R502). Các chất này đều có công thức hóa học bao gồm CFC… (Cacbon, Flo, Clo) đễ mọi người dễ nhận biết. Các chất này đã bị cấm từ 1.1.1996. Các môi chất làm lạnh có thêm Hydro có thời gian tồn tại ngắn nên được gọi là ga lạnh trung hạn, thường có ký hiệu là HCFC. Ga lạnh trung hạn có thời hạn cấm là 1.1.2040. Những môi chất lạnh không chưa Clo  được gọi là ga lạnh dài hạn, ký hiệu là HFC (Hydro-Flo-Cacbon). Các đặc điểm của bình chứa môi chất lạnh Thường tùy vào mục đích sử dụng mà người ta phân ra làm một số loại bình chứa hoặc chai chức môi chất lạnh như sau:
  • Chai Gas lạnh dịch vụ
  • Bình chứa bảo quản
  • Bình chứa dùng một lần
  • Bình chứa dùng nhiều lần
Bình hay chai chứa môi chất làm lạnh đều được chế tạo bằng thép hoặc nhôm. Loại bình Gas lạnh lớn có nút chảy bằng ren gắn phía dưới đáy bình, đề phòng nhiệt độ lớn hoặc áp suất quá lớn. Trường hợp áp suất và nhiệt độ quá lớn nút chảy sẽ chảy ra để giải phóng gas lạnh ra ngoài tránh cháy, nổ bình. Trên đỉnh bình có van để vào và ra môi chất lạnh. Bình chứa phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chế an toàn bảo quản và vận chuyển môi chất làm lạnh. Các bình chứa theo tiêu chuẩn, quy chế an toàn đều được kiểm tra định kì 5 năm 1 lần đối với môi chất lạnh có gây han gỉ và 10 năm một lần đối với môi chất làm lạnh là khí trơ không gây han gỉ. Những bình chứa dùng 1 lần sẽ không có kiểm tra định kì. Chai Gas lạnh dịch vụ Chai Gas lạnh dịch vụ thường là các chai có trọng lượng từ 2 kg cho đến 12 kg. Các chai gas lạnh này thường được các anh thợ điện lạnh mang đi để nạp tại hiện ngay nơi làm việc. Các chai này thường được sử dụng van ¼ (6.4mm) . Các chai môi chất làm lạnh này thường được nạp đầy ở các cửa hàng bán gas lạnh từ bình chứa bảo quản hoặc bình dùng một lần. Lưu ý: Để tránh tình trạng nổ chai môi chất làm lạnh. Không bao giờ được chứa đầy hoàn toàn chai bằng gas lỏng. Chỉ được bơm 80% thể tích của chai, để có phần thể tích dãn nở vì nhiệt. Nếu bạn bơm 100% chất lỏng thì rất có thể sẽ gây nổ chai gas lạnh. Theo kinh nghiệm của mọi người thì bạn nên cân bằng nước trước để xác định thể tích chính xác của chai. Bình chứa bảo quản Bình chứa bảo quản môi chất lạnh chứa được từ 45kg cho đến 68 kg nên rất kinh tế. Bình này thường có thời hạn sử dụng là 6 năm. Thông thường các nhà sản xuất thường yêu cầu phải quay vòng bình trong vòng 6 tháng hoặc ngắn hơn. Mỗi lần quay vòng, bình đều được kiểm tra rất kĩ lưỡng. Bình chứa dùng 1 lần Hiện nay phần lớn môi chất làm lạnh đều được cung cấp sử dụng bình chứa dùng 1 lần có thể chứ từ 5kg cho đến 25kg. Bình này rất dễ sử dụng và cực kì an toàn. Bình này có các van an toàn được bố trí trên thân bình. Một số bình chứa 1 lần là bình kín, được trang bị 1 vị trí đặc biệt để có thể lắp van trích. Bình chứa 1 lần không bao giờ được phép dùng 1 lần. Ở Mỹ, nếu vi phạm có thể bị phạt tù đến 10 năm. Bình chứa dùng nhiều lần Bình chưa dùng nhiều lần hay còn được gọi là bình chứa tái sử dụng. Bạn hình dung nó cũng tương đối giống bình ga đun bếp. Quy định màu sơn của một số bình chứa môi chất làm lạnh

Ký hiệu

Tên gọi

Màu bình

R11Trichioromonoflouromethane

Cam

R12Dicholorodiflouromethane

Trắng

R13Monochiorotrflouromethane

Xanh nước biển sáng

R22Monocholorodiflouromethane

Xanh lá cây

R50248.8% R22 + 51.2%R115

Hoàng lan

R500R152a + R12

Vàng

R717Amoniac

Màu bạc

Môi chất làm lạnh Trên đây là một số thông tin về môi chất làm lạnh sử dụng cho máy làm đá viên của Việt An. Sẽ có bài viết bổ sung thêm thông tin về môi chất làm lạnh. Hãy theo dõi website của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!
Facebook Comments
Rate this post